[Luận văn 2021] Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong thời kỳ hội nhập – ThS. Ngô Dịu Hiền
Định dạng | Link tải |
Mục lục
MỤC LỤC | Trang |
---|---|
LỜI CAM ĐOAN | |
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT | |
MỞ ĐẦU | 1 |
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài | 1 |
2. Tình hình nghiên cứu đề tài | 3 |
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài | 8 |
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài | 8 |
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài | 9 |
6. Kết cấu của luận văn | 9 |
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ | 11 |
1.1. Khái niệm tương trợ tư pháp về dân sự | 11 |
- Quan niệm về TTTP trên thế giới: | 11 |
- Quan niệm về TTTP tại Việt Nam: | 11 |
- Khái niệm TTTP về dân sự | 12 |
1.2. Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự | 14 |
1.3. Vai trò tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự | 15 |
1.4. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện TTTP về dân sự | 16 |
1.4.1. Pháp luật trong nước | 16 |
1.4.2. Điều ước quốc tế | 17 |
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ | 21 |
2.1. Các quy định tương trợ tư pháp về dân sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 | 21 |
Nguyên tắc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự | 21 |
Uỷ thác tư pháp trong tố tụng dân sự | 22 |
Công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài | 24 |
2.2. Các quy định tương trợ tư pháp về dân sự trong Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 | 27 |
2.3. Các quy định tương trợ tư pháp về dân sự trong các văn bản hướng dẫn | 32 |
2.4. Các quy định tương trợ tư pháp về dân sự trong các Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt Nam ký với các nước | 35 |
2.5. Các quy định tương trợ tư pháp về dân sự trong các Điều ước quốc tế đa phương | 38 |
Công ước La Hay: Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại | 39 |
- Về thủ tục tống đạt | 40 |
a) Kênh tống đạt chính | 41 |
b) Các kênh tống đạt thay thế | 46 |
- Về xét xử vắng mặt | 47 |
a) Xét xử vắng mặt | 48 |
b) Gia hạn kháng cáo | 48 |
Đối với Công ước La Hay ngày 18/3/1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong vấn đề dân sự và thương mại. | 49 |
a) Khái niệm “dân sự” trong mục đích TTCC | 51 |
b) Thực hiện yêu cầu TTCC | 52 |
c) Sự có mặt của các đương sự, người đại diện của các đương sự, nhân viên Tòa án nước yêu cầu TTCC | 53 |
d) Từ chối cung cấp chứng cứ, từ chối thực hiện yêu cầu TTCC | 54 |
đ) Chi phí thực hiện TTCC | 54 |
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP | 58 |
3.1. Đánh giá những kết quả đạt được và khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện tương trợ tư pháp | 58 |
Tổ chức thực hiện | 58 |
Thực hiện hồ sơ UTTP | 59 |
Về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về TTTP | 63 |
Về thực hiện các điều ước quốc tế về TTTP | 64 |
Về tồn tại, hạn chế | 66 |
3.1.1. Nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc | 69 |
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự | 74 |
- Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp trong nước | 74 |
- Tiếp tục đàm phán, thương lượng, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về song phương | 75 |
- Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả của hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế tại Toà án. | 75 |
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị trong việc quy định về tương trợ tư pháp | 76 |
3.2.1. Các giải pháp lập pháp | 76 |
- Về hoạt động quản lý nhà nước về TTTP | 76 |
- Về xây dựng và hoàn thiện thể chế | 77 |
- Về công tác điều ước quốc tế | 77 |
- Về thực hiện các yêu cầu UTTP | 78 |
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ | 79 |
Kiến nghị: Tách Luật TTTP hiện hành thành các luật riêng xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau | 80 |
3.2.2. Giải pháp trong việc áp dụng pháp luật | 83 |
KẾT LUẬN | 86 |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 87 |
PHỤ LỤC I: DANH MỤC CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TTTP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ | 90 |
PHỤ LỤC II: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU TTTP GIAI ĐOẠN 2008-2019 | 93 |
Định dạng | Link tải |
Tình hình nghiên cứu đề tài
Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự luôn được là một vấn đề cần thiết trong thực tiễn cuộc sống, một vấn đề đáng quan tâm trong hệ thống pháp luật. Hoạt động TTTP nói chung và TTTP trong lĩnh vực dân sự từ lâu đã được coi là nhu cầu khách quan góp phần thúc đẩy hợp tác tư pháp giữa các nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhanh chóng và mạnh mẽ.
Thực tiễn trên thế giới: Có thể kể qua một số nghiên cứu về lĩnh vực như sau:
Sách TTTP quốc tế trong lĩnh vực dân sự (International Judicial in Civil matters), tác giả Suzanne Rodriguez, Bertrand Prell, và các tác giả khác, xuất bản năm 1999, Nhà xuất bản Transnational (Transnational Publishers). Sách không đưa ra tổng quan hay lý luận về TTTP quốc tế trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại cũng như phạm vi tương trợ mà tập trung vào thực trạng thực hiện các nội dung TTTP về tống đạt, thu thập chứng cứ, công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài ở các nước như Albani, Bi, Braxin, Trung Quốc, Anh, Thụy Điển, Pháp, Thụy Sỹ…
Bài viết TTTP trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Mutual legal assistance in civil and commercial matters), tác giả Dieter Martiny, 2009, Oxford University Press. Bài viết đưa ra tổng quan về TTTP, giới thiệu khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện TTTP trong Hội nghị La Hay và trong phạm vi các nước Châu Âu, về phạm vi tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự theo Công ước tống đạt (đối tượng của Công ước, thể thức và hình thức chuyển giao giấy tờ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, thực hiện yêu cầu tống đạt) và theo Công ước của Liên minh châu Âu năm 2007 về tống đạt giấy tờ. Bài viết có cung cấp các thông tin về việc thu thập chứng cứ theo tình thần của Công ước thu thập chứng cứ và Công ước thu thập chứng cứ trong liên minh châu Âu.
Sổ tay của Hội nghị La Hay về thực thi Công ước năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Practical Handbook on the Operation of the Hague Service Convention), xuất bản năm 2016. Sổ tay là nguồn tài liệu hữu ích cho các quốc gia đặc biệt là các quốc gia mới gia nhập Công ước như Việt Nam trong việc thực thi Công ước. Qua nhiều lần tái bản, cuốn Sổ tay xuất bản năm 2016 cung cấp khá đầy đủ những giải thích chi tiết nhất về Công ước, thực tiễn thi hành Công ước, bình luận của các cơ quan thực thi trong suốt năm mươi năm qua đặc biệt là nhấn mạnh sự tầm quan trọng và sự phát triển của công nghệ thông tin song hành với quá trình áp dụng Công ước.
Sổ tay của Hội nghị La Hay về thực thi Công ước năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại Practical Handbook on the Operation of the Hague Evidence Convention, xuất bản năm 2016. Cuốn sổ tay được thiết kế làm 4 phần trong đó gồm: tinh thần và phạm vi của Công ước, yêu cầu thu thập chứng cứ (nội dung, hình thức, ngôn ngữ, hợp pháp hóa…); việc thu thập thông qua cơ quan ngoại giao, lãnh sự, và mối quan hệ của Công ước với ĐƯQT khác và luật trong nước. Cũng giống như Sổ tay về thực thi Công ước tống đạt, cuốn sổ tay này là tài liệu không thể thiểu để các quốc gia tham khảo trong quá trình nghiên cứu gia nhập hoặc mới gia nhập Công ước này.
Ngoài ra, còn một số tài liệu nghiên cứu khác có đề cập đến TTTP về dân sự nhưng được lồng ghép trong các nội dung có liên quan đến tố tụng dân sự, tư pháp quốc tế hoặc dưới các dạng các bài báo riêng lẻ về tống đạt giấy tờ hoặc thu thập chứng cứ. Nhìn chung các bài báo, tài liệu quốc tế được xuất bản những năm gần đây có chứa đựng nội dung về TTTP trong lĩnh vực dân sự nhưng chưa toàn diện và sâu sắc. Hơn nữa, trong các tài liệu được tìm thấy, chưa có tài liệu nào đề cập đến việc nội luật hóa hoặc đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật trong nước của các quốc gia về TTTP.
Thực tiễn tại Việt Nam:
Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự đã được đề cập nhiều trong các bài giảng, giáo trình luật với tính chất chủ yếu là một hoạt động bổ trợ. Trong thời qua ở Việt Nam cũng đã có hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về TTTP trong lĩnh vực dân sự cụ thể:
Đề tài khoa học cấp Bộ “Các giải pháp tăng cường công tác ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT về TTTP trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại giữa Việt Nam với các nước”, chủ nhiệm đề tài Thạc sỹ Nguyễn Khánh Ngọc, Viện Khoa học Pháp lý năm 2013. Đề tài đã làm rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ĐƯQT trong lĩnh vực TTTP đồng thời thể hiện thực trạng áp dụng và xu hướng đàm phán, ký kết các ĐƯQT trong thời gian tới. Đề tài cũng đã đưa ra nhiều giải pháp hữu ích giúp tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác ĐƯQT trong lĩnh vực này.
Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Pháp lệnh TTTP”, chủ nhiệm đề tài Tiến sỹ Hà Hùng Cường, Viện Khoa học pháp lý năm 2000. Công trình nghiên cứu này đã cung cấp bức tranh khá tổng thể về TTTP trong lĩnh vực dân sự, giá trị của các hiệp định, tầm quan trọng của công tác TTTP trong bối cảnh hội nhập cũng như cung cấp pháp luật và thực tiễn của các nước theo luật thông pháp trong lĩnh vực TTTP. Tuy nhiên, đề tài này được nghiên cứu phục vụ hoàn thiện thể chế về TTTP, cụ thể là đề xuất xây dựng Luật TTTP năm 2007, đến nay, bối cảnh pháp luật và thực tiễn trong nước có rất nhiều thay đổi. Số lượng các yêu cầu TTTP tăng lên đáng kể, tính chất các yêu cầu cũng đa dạng và phức tạp hơn.
Bên cạnh đó còn có một số đề tài, bài báo, tạp chí khác có liên quan:
“Một số vấn đề pháp lý trong TTTP về dân sự giữa Việt Nam và các nước”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường/Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2007, Tác giả Nguyễn Hồng Bắc chủ nhiệm đề tài;
Đề tài “Tương trợ tư pháp trong quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Toà án và định hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học Cao Anh Tuấn;
Đề tài: “Nguyên tắc có đi có lại trong hoạt động tương trợ tư pháp về lĩnh vực dân sự thương mại giữa Việt Nam với nước ngoài” Luận văn ThS Luật tác giả Trần Thị Mùi.
“Hoàn thiện pháp luật TTTP về dân sự trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 8/2017;
“Yêu cầu hoàn thiện pháp luật UTTP trong lĩnh vực dân sự trong giai đoạn toàn cầu hóa”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề Hội nhập quốc tế về pháp luật, năm 2017, tr 47-57;
“Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ và vấn đề gia nhập của Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hồng Bắc, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 11/2016, tr. 3-11.
“Góp phần nghiên cứu luật TTTP trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tiến sỹ Hoàng Phước Hiệp, Số 10, năm 2007, tr 2-7;
“Cần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động TTTP quốc tế ở nước ta”, tác giả Nguyễn Công Khanh, Dân chủ và Pháp luật. Bộ Tư pháp, Số 3/2000, tr. 12-15;
“Cẩm nang hướng dẫn Luật TTTP”, Nhà xuất bản tư pháp, năm 2010;
“Phạm vi TTTP về dân sự” Hoàng Thu Hà, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp, 2009, các bài viết khác được đăng tải trên Cổng thông tin Bộ Tư pháp;
Tuy nhiên, những vấn đề lý luận xung quanh khái niệm tương trợ tư pháp và thực tiễn về tình trạng tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự chưa được đề cập nhiều. Hay như một số các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật được đăng tải trên các Tạp chí dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Luật học, Cổng thông tin Bộ Tư pháp cũng đã có đề cập tới vấn đề này nhưng chỉ dừng lại một khía cạnh nào đó. Phần lớn các bài báo tạp chí này nghiên cứu một vài vấn đề, khía cạnh của pháp luật, ĐƯQT hoặc thực tiễn, đã nhận định các tổn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp luật luật TTTP nhưng việc đánh giá mới ở mức độ đơn lẻ và do đó việc đưa ra các kiến nghị và giải pháp còn ở mức độ chung chung và chưa toàn diện. Hơn nữa, nhiều tài liệu đã nghiên cứu từ lâu trong khi thực tiễn hoạt động TTTP của Việt Nam ðã có rất nhiều thay đổi đặc biệt là những năm gần đây.
Như vậy, có thể nhận thấy mỗi công trình nghiên cứu là một sự khai thác khác nhau, nhìn nhận vấn đề dưới các góc độ khác nhau. Với công trình của mình, tôi sẽ tiếp cận vấn đề một cách tổng quan về lý luận cũng như thực tiễn của tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự. Do đó, công trình sẽ không phải là sự lặp lại của bất kỳ công trình nào trước đó.
Tải về tại đây để xem đầy đủ tài liệu
Định dạng | Link tải |